LẠI PHẢI BÀN VỀ THỰC CHẤT QUAN NIỆM CÁC NỀN VĂN MINH CỦA ALVIN TOFFLER



         Niềm Tin
Thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội và ở một số diễn đàn cái gọi là “Hội thảo khoa học” lại đồng ca nói về quan niệm các nền văn minh của Alvin Toffler. Vấn đề này tưởng chừng đã lùi vào quá khứ rồi, song nay lại rộ lên. Do đó, buộc chúng tôi lại phải làm một việc mà mình không muốn. Ấy là “Lại phải bàn về thực chất quan niệm các nền văn minh của Alvin Toffler”.
 Như chúng ta đã biết, trong thế giới đương đại hiện nay, có nhiều nhà lý luận, nhà tư tưởng tư sản đưa ra những tư tưởng, lý luận, thuật ngữ như xã hội siêu công nghiệp”, “các cơ quan siêu quốc gia” “các nhà hợp nhất”, “phương tiện hợp nhất”“siêu đấu tranh”, “ý thức hệ toàn cầu”…của Alvin Toffler; “dung hợp giai cấp” của phái Phrăng Phuốc;... Các học giả mệnh danh là “chủ nghĩa Mác mới” ở các nước phương Tây từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, như Lucacs, Korsch, Hor Kheimer, Gramsi đã phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Họ cho rằng sứ mệnh lịch sửđó thuộc về trí thức tiên tiến. Hay, Chủ nghĩa Mác mới ở Anh lại lấy xung đột văn hoá thay thế cho đấu tranh giai cấp... Tất cả những lý luận, tư tưởng của các học giả thuộc các trường phái trên đây xét đến cùng đều nhằm phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều đáng lưu ý là một số tư tưởngtrên đây lại được một số những người nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta ca tụng, tán dương, tạo điều kiện cho những tư tưởng đó có điều kiện tác động tới ý thức hệ giai cấp, ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ tư tưởng chính trịHiện nay, những những vấn đề lý luận mà một số ngườinghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin đang đòi xét lại hoặc phát triển là sùng bái vai trò của đội ngũ trí thức trong phát triển của nền kinh tế tri thức của “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh trí tuệ”, “văn minh tin học”, cho rằng ngày nay sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã thuộc về trí thức; phủ nhận lý luận đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản. Họ cho rằng lý luận đấu tranh giai cấp đã lỗi thời, xã hội không còn đấu tranh giai cấp, không còn chuyên chính vô sản, chỉ còn sự hợp tác, thống nhất, sự tương trợ thuần tuý lẫn nhau, v.v..
Vậy, bản chất thật của quan niệm về các nền văn minh của Alvin Toffler là gì?
 Chúng ta không phủ nhận học thuyết của Alvin Toffler chứa đựng phần nào tư tưởng duy vật khi xem xét xã hội từ sự phát triển của công cụ sản xuất, của lực lượng sản xuất, từ đó dự đoán được khá chính xác sự chuyển đổi của những mô hình sản xuất, sinh hoạt xã hội trong nền kinh tế tri thức. Thực ra, tư tưởng về sự biến đổi của công cụ sản xuất dẫn đến sự biến đổi của chế độ xã hội của Alvin Toffler không phải là một phát hiện hoàn toàn mới mẻ, mà đã từng được C. Mác đề cập  trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”. C. Mác viết: “Cái cối xay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”[1]. Song, cái sai lầm dễ nhận thấy của Alvin Toffler là Ông ta đã tuyệt đối hóa lực lượng sản xuất, hoặc chỉ đơn thuần là công cụ sản xuất, khoa học và công nghệ, lãng quên quan hệ sản xuất cái đặc trưng bản chất để phân biệt hình thái kinh tế - xã hội này với hình thái kinh tế - xã hội khác, chế độ xã hội này với chế độ xã hội khác; lãng quên kiến trúc thượng tâng, yếu tố quan trọng không thể thiếu của bất cứ xã hội nào, nhất là trong xã hội hiện đại, với tính cách là một cơ thể sống.
Đặc biệt với cách tiếp cận các nền văn minh, Alvin Toffler đã bỏ qua nhân tố chủ quan, bỏ qua vai trò của con người, của các giai cấp đứng ở trung tâm của thời đại, nhân tố quyết định trực tiếp sự vận động phát triển diệt vong của xã hội nói chung, các hình thái kinh tế - xã hội nói riêng. Vì thế, quan niệm của Alvin Toffler về phân chia xã hội theo các nền văn minh, tuy là sự kế thừa phát triển các quan điểm của Phuriê, của Moócgan, nhưng vẫn là quan điểm phiến diện, siêu hình không thể là cơ sở khoa học để xem xét, đánh giá, cải tạo và xây dựng xã hội.
Mặt khác về mặt chính trị, quan niệm của Alvin Toffler còn là sự biện hộ, bảo vệ cho sự tồn tại của chế độ tư bản, hơn nữa gián tiếp tuyên dương công trạng khai hóa “văn minh”, xóa đi tội ác tầy trời, vạn năm không gột rửa hết của chủ nghĩa tư bản trong các cuộc chiến tranh xâm lược đối với các dân tộc nhỏ yếu kém phát triển. Đồng thời phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận sự ra đời chiến thắng của chủ nghĩa xã hội giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân. Vì thế, có thể coi học thuyết các nền văn minh của Alvin Toffler là cơ sở lý luận cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ toàn cầu hóa, nô dịch về kinh tế, xâm lăng văn hóa của chủ nghĩa tư bản đối với các nước nghèo kém phát triển hiện nay.
Như vậy, từ những phân tích trên mặc dù chưa thật đầy đủ và thấu đáo nhưng cũng đủ chứng minh tính đúng đắn cách mạng khoa học, tính không thể phủ nhận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác, sự thiếu khoa học, phản động về chính trị của học thuyết các nền văn minh của Alvin Toffler.

Nhận xét