KHÔNG ĐƯỢC XUYÊN TẠC TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM




Phạm Trung
Lợi dụng việc Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch Báo chí đến năm 2025, ngày 07/4/2019, đối tượng Mạnh Quân đã phát tán bài viết “Báo chí Việt Nam, cuộc khủng hoảng bao giờ kết thúc” trên trang blog Tiếng Dân. Nội dung của bài viết xuyên tạc, phủ nhận tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền tự do báo chí là một trong những luận cứ quan trọng để bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Mạnh Quân.
Quyền con người, quyền tự do báo chí ở Việt Nam được xác lập, thừa nhận trên cơ sở Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốcvà tình hình thực tiễn đất nước. Những quyền quan trọng này đã được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng và những quy định trong hệ thống luật pháp để mọi tổ chức và công dân thực hiện.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”[1]. Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”[2].
Theo đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cụ thể hóa việc thực hiện quyền con người, quyền công dân, quyền tự do báo chí thành các điều luật ở các bộ luật, luật, như: Luật An ninh quốc gia năm 2004, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Báo chí năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018. Luật Báo chí 2016, quy định công dân có quyền tự do: sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in, phát hành báo in (Điều 10). Luật Báo chí còn quy định rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận trên báo chí như: phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác (Điều 11). Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các quyền này và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; v.v..
Trong thời gian qua, với chủ trương, đường lối nhất quán, nhân văn của Đảng, chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí của người dân. Hiện nay, Việt Nam có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ, với khoảng900 cơ quan báo chí, có khoảng 50 triệu người dân sở hữu tài khoản Facebook (là quốc gia có lượng người dùng Internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á. Đây là minh chứng sinh động bác bỏ luận điệu cho rằng báo chí Việt Nam đang gặp “khủng hoảng”, xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do báo chí, tự do ngôn luận.


Nhận xét