HÃY LÀ CÔNG DÂN TỈNH TÁO TRƯỚC ÂM MƯU KÊU GỌI “TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI ẤU DÂM”



Mấy ngày qua, trên các hội nhóm, diễn đàn mạng xã hội đang diễn ra các hoạt động kêu gọi mọi người xuống đường với hình thức tuần hành, biểu tình với lý do phản đối “vấn nạn ấu dâm”, “yêu cầu khởi tối đối với Nguyễn Hữu Linh”,...
Điều đáng nói ở đây, một số trang cá nhân, fanpage đã đăng lời kêu gọi tụ tập đông người với những từ ngữ hết sức manh động khi hướng dẫn người tham gia cách chống lại lực lượng chức năng, chuẩn bị và mang theo các loại vũ khí, vật dụng để sẵn sàng gây rối,...
Nói như vậy để thấy rằng, chiêu bài lợi dụng các vụ việc đang trong quá trình điều tra, xác minh làm rõ để kích động người dân xuống đường tụ tập đông người biểu tình, gây rối ANTT, thậm chí là sẵn sàng tiến hành bạo loạn đang được các đối tượng xấu, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng. Đặc biệt là việc đánh sâu vào tâm lý đám đông, sự bức xúc, ức chế trước các vụ việc nhạy cảm, phức tạp mà dư luận đang hết sức quan tâm. Điển hình là các vụ kêu gọi biểu tình Formosa ở Nghệ An, biểu tình ở Bình Thuận, TP HCM,... đều để lại hậu quả rất xấu.
Chúng ta phải hiểu rằng, một đất nước văn minh, một nhà nước pháp quyền thì tất cả mọi người dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,... đều phải chấp hành, tuân thủ pháp luật. Không hành động cảm tính, để người khác lôi kéo, kích động phục vụ âm mưu, hoạt động gây rối và chống phá.
VÀ PHẢI, nhận thức rõ ràng hơn nữa rằng, vụ việc về Nguyễn Hữu Linh (Đà Nẵng) đang được cơ quan chức năng khẩn trương tiến hành xác minh, điều tra và làm rõ trách nhiệm để xử lý trước pháp luật, tuy nhiên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định cần phải củng cố chứng cứ, tháo gỡ theo đúng luật định, hoàn toàn không có chuyện bao che hay bỏ lọt tội phạm.
Hành vi khách quan đối với tội Dâm ô đối với người dưới 16t, đó là phải có hành vi kích dục với trẻ em (sờ, nắn vào bộ phận sinh dục) hoặc bắt trẻ em sờ, nắn vào bộ phận sinh dục của mình hoặc của người khác. Nói cách khác phải chứng minh được nghi phạm có các hành vi trên, thông qua việc thu thập chứng cứ qua video, trên người của người bị hại.
VẬY NÊN, Một lần nữa, chúng ta hãy là những cư dân mạng sáng suốt, có lý trí, TUYỆT ĐỐI không nghe theo, làm theo sự xúi dục, kích động xuống đường tụ tập đông người biểu tình, gây rối ANTT. Hãy chờ kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Một cá nhân khi chưa có bản án của tòa thì người đó không phải là tội phạm, hoặc khi họ chưa có kết luận của cơ quan chức năng thì người đó vẫn là công dân bình thường, được pháp luật bảo vệ. Việc cư dân mạng đăng những bài viết bêu rếu, sử dụng hình ảnh trái phép của người này đăng trên các trang mạng xã hội, dán lên xe là không đúng, vì nó ảnh hưởng đến quyền con người.
Khi đứng trước một sự việc cần phải có tư duy tích cực, một cách ứng xử chuẩn mực, phù hợp và văn minh. Bản thân phải có hiểu biết, có kiến thức nhất định, có quan điểm rõ ràng, không a dua, hùa theo định kiến của số đông. Nếu không am hiểu thì tốt nhất không nên tham gia.
Cuối cùng, khi sự việc không mong muốn xảy ra, việc đầu tiên là phải trấn an tinh thần của trẻ, đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý, cho trẻ thấy đc yêu thương chứ không phải như cách cộng đồng mạng đang làm, như vậy chỉ khiến bé càng thêm tổn thương vì mọi người ai cũng biết bé là ai.
Người lớn không nên lôi kéo trẻ em vào các hoạt động phản đối, vì trẻ em chưa thể nhận thức rõ ràng các hoạt động này, việc làm này rõ ràng chỉ để thoả mãn mục đích của người lớn, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ em. Thay vào đó hãy trang bị cho trẻ em những kiến thức để bảo vệ bản thân trong mọi trường hợp.
Một vài quy định của pháp luật:
A) Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Quyền của cá nhân đối với hình ảnh:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
😎 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Tội làm nhục người khác:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nhận xét