Những thành tựu đó là không thể phủ nhận, và là bằng chứng cụ thể bác bỏ mọi luận điệu vu cáo, vu khống, xuyên tạc, bịa đặt về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Từ ngày 21-1-2019 đến 1-2-2019, tại Phiên họp thứ 32 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Nhóm làm việc về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tiến hành rà soát tình hình về nhân quyền ở 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và trong phiên họp ngày 22-1-2019, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu đã trình bày Báo cáo quốc gia về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ III. Tiếp đó, tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy ban nhân quyền LHQ về Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đã trình bày báo cáo Phúc trình lần thứ ba về các nội dung liên quan trong hai ngày 11 và 12-3-2019. Các báo cáo của Việt Nam tại hai kỳ họp đã nêu bật những thành tựu về nhân quyền mà Việt Nam đạt được trong các năm qua, thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế còn tồn tại, bảo đảm Nhà nước Việt Nam sẽ khắc phục hạn chế trong thời gian sớm nhất và tiếp tục nỗ lực bảo vệ, phát triển quyền con người. Chính vì thế, báo cáo của Việt Nam đã được thành viên tham dự các kỳ họp đánh giá cao, và bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ đạt nhiều thành tựu hơn nữa về nhân quyền.
Tuy nhiên, trước, trong và sau hai kỳ họp nêu trên, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã phát động chiến dịch vu cáo, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nhằm tác động tiêu cực tới dư luận quốc tế, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, đồng thời bảo vệ một số cá nhân vốn lâu nay vẫn được họ gán nhãn hiệu là “người bảo vệ nhân quyền, tù nhân lương tâm, nhà báo tự do”…
Nổi lên trong số các tổ chức tham gia những hoạt động này có Theo dõi nhân quyền (HRW), Phóng viên không biên giới (RSF), Nhà tự do (FH), Ân xá quốc tế (AI), tổ chức khủng bố “Việt tân” và một số tổ chức kỳ quái như “ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”, “cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Hà Lan”, “liên hội người Việt tị nạn tại Đức”, với sự phụ họa của BBC, VOA, RFA, RFI…
Điểm chung dễ nhận thấy nhất của các tổ chức, cơ quan truyền thông này là hoàn toàn không khảo sát thực tế nhân quyền ở Việt Nam, chỉ khai thác, dựa trên các loại tin giả, tin bịa đặt, cố tình bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen được các thế lực thù địch với Việt Nam tạo dựng, truyền bá trên internet (in-tơ-nét); đồng thời tảng lờ mọi thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đạt được; đánh tráo khái niệm để bảo vệ một số người vi phạm pháp luật, bị tòa án xét xử…
Nhưng “bàn tay không che nổi mặt trời”, dù những đối tượng trên điên cuồng chống phá như thế nào cũng không thể phủ nhận được sự thật đang hiện hữu hằng ngày trên đất nước Việt Nam. Liên tục suốt những năm qua đất nước luôn phát triển nhanh chóng, uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế, đời sống, thu nhập người dân thay đổi rõ rệt. Mọi người dân đều được bảo đảm và hưởng các quyền chính đáng của mình, cùng có cơ hội phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng một nâng cao…
Vì mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm quyền phát triển, quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương, quyền của người lao động, Nhà nước Việt Nam đã ban hành, nỗ lực triển khai nhiều chương trình quốc gia trọng điểm để giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, chăm sóc sức khỏe cho người dân, xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả xã hội tích cực. Tới cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước còn 5,35% (giảm 1,35% so với cuối năm 2017); góp phần tăng thu nhập của hộ nghèo từ 15 đến 20%; thu nhập của dân cư nông thôn được cải thiện, bình quân theo đầu người/năm tăng từ 18,6 triệu đồng (năm 2012) lên 32 triệu đồng (năm 2017). Đến tháng 3-2018, hơn 570 nghìn hộ nghèo ở nông thôn được hỗ trợ về nhà ở; hơn 14 nghìn hộ nghèo tại miền trung được hỗ trợ xây dựng nhà ở để phòng chống bão, lụt; 982 dự án với quy mô 190.841 hộ thuộc chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành…
Đáng chú ý là hằng năm, Nhà nước đã chi ngân sách hàng chục tỷ đồng để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; đến năm 2017, cả nước có hơn 34,2 triệu người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới sáu tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; riêng năm 2017 có hơn 66 triệu lượt người nghèo, hơn 15 triệu lượt người cận nghèo khám, chữa bệnh với tổng chi phí được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán khoảng 45 nghìn tỷ đồng. Và cần đề cập các thành tựu khác liên quan khu vực nông thôn, như đến ngày 31-12-2017: 99,4% số xã trên cả nước đã có đường ô-tô tới trung tâm xã, 100% số xã và 97,8% số thôn được điện lưới quốc gia bao phủ; 99,7% số xã có trường tiểu học, trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hóa…
Trên phạm vi rộng hơn, ở Việt Nam, mọi quyền khác của con người cũng được bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện tồn tại, phát triển. Xin dẫn thí dụ từ chính các lĩnh vực mà các thế lực thù địch thường tập trung vu cáo, bịa đặt: - Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và hai Nghị định thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tạo khuôn khổ pháp lý để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Hiện có: 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo.
Đến năm 2017, tổng diện tích đất các cơ sở tôn giáo sử dụng là 14.850 ha, thuộc 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tích cực tham gia hoạt động xã hội, thành lập hơn 450 cơ sở y tế, 270 trường mầm non và 1.000 nhóm, lớp mầm non; hỗ trợ chăm sóc 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội. Có 12 báo và tạp chí liên quan tôn giáo được xuất bản, phần lớn tổ chức tôn giáo đều có website riêng. Chỉ tính trong bốn năm (2015 - 2019) đã có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều loại ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức thành công ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK 2014, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành 2017, sắp tới là Đại lễ Phật đản VESAK 2019. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, năm 2017 Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer ở Cần Thơ.
Tại các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước, hiện có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm. Tại Tây Bắc, đến ngày 30-6-2018, đã có 693 điểm nhóm Tin lành và tám Hội thánh cơ sở được thành lập. Ngoài ra, còn nhiều điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tập trung của người các dân tộc thiểu số như Hội Liên hữu Baptist Việt Nam, Hội thánh Lutheran, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm Việt Nam, Hội thánh Truyền giảng Phúc âm Việt Nam…
Rất nhiều cơ sở tôn giáo trên cả nước nói chung, của người Chăm nói riêng đã được Nhà nước hỗ trợ để trùng tu, tôn tạo đẹp đẽ, khang trang. - Về quyền tự do ngôn luận, báo chí: Luật Báo chí năm 2016 xác định rõ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; nhấn mạnh quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin và tiếp cận thông tin báo chí, góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí, bổ sung quy định về liên kết hoạt động báo chí. Cũng như Luật Xuất bản năm 2012, Luật Báo chí 2016 khẳng định nguyên tắc Nhà nước không kiểm duyệt trước khi in, đăng, phát sóng; đồng thời Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các hình phạt đối với các tội “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”.
Có thể khẳng định chưa bao giờ ở Việt Nam báo chí phát triển như hiện nay và thực tế đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội và nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân và lợi ích của xã hội, hỗ trợ kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chính sách. Đến tháng 6-2018, cả nước đã có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm; 195 cơ quan báo và tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương với 184 kênh; đến tháng 6-2018, 1.510 trang thông tin điện tử tổng hợp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép; khoảng 650 triệu bản báo được xuất bản hằng năm; 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ; 60 nhà xuất bản; 91 kênh truyền hình trên cáp truyền hình trả tiền, internet và vệ tinh, trong đó có 58 kênh nước ngoài; 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú ở Việt Nam. Đáng chú ý, sự phát triển rất nhanh chóng của internet đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa. Theo WeAreSocial (công ty thống kê, đánh giá thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan), năm 2018 tại Việt Nam đã có 64 triệu người sử dụng internet, 58 triệu tài khoản Facebook, trung bình mỗi người dành 6 giờ 52 phút để truy cập internet…
Theo Nhân dân
Từ ngày 21-1-2019 đến 1-2-2019, tại Phiên họp thứ 32 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Nhóm làm việc về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tiến hành rà soát tình hình về nhân quyền ở 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và trong phiên họp ngày 22-1-2019, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu đã trình bày Báo cáo quốc gia về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ III. Tiếp đó, tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy ban nhân quyền LHQ về Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đã trình bày báo cáo Phúc trình lần thứ ba về các nội dung liên quan trong hai ngày 11 và 12-3-2019. Các báo cáo của Việt Nam tại hai kỳ họp đã nêu bật những thành tựu về nhân quyền mà Việt Nam đạt được trong các năm qua, thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế còn tồn tại, bảo đảm Nhà nước Việt Nam sẽ khắc phục hạn chế trong thời gian sớm nhất và tiếp tục nỗ lực bảo vệ, phát triển quyền con người. Chính vì thế, báo cáo của Việt Nam đã được thành viên tham dự các kỳ họp đánh giá cao, và bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ đạt nhiều thành tựu hơn nữa về nhân quyền.
Tuy nhiên, trước, trong và sau hai kỳ họp nêu trên, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã phát động chiến dịch vu cáo, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nhằm tác động tiêu cực tới dư luận quốc tế, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, đồng thời bảo vệ một số cá nhân vốn lâu nay vẫn được họ gán nhãn hiệu là “người bảo vệ nhân quyền, tù nhân lương tâm, nhà báo tự do”…
Nổi lên trong số các tổ chức tham gia những hoạt động này có Theo dõi nhân quyền (HRW), Phóng viên không biên giới (RSF), Nhà tự do (FH), Ân xá quốc tế (AI), tổ chức khủng bố “Việt tân” và một số tổ chức kỳ quái như “ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”, “cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Hà Lan”, “liên hội người Việt tị nạn tại Đức”, với sự phụ họa của BBC, VOA, RFA, RFI…
Điểm chung dễ nhận thấy nhất của các tổ chức, cơ quan truyền thông này là hoàn toàn không khảo sát thực tế nhân quyền ở Việt Nam, chỉ khai thác, dựa trên các loại tin giả, tin bịa đặt, cố tình bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen được các thế lực thù địch với Việt Nam tạo dựng, truyền bá trên internet (in-tơ-nét); đồng thời tảng lờ mọi thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đạt được; đánh tráo khái niệm để bảo vệ một số người vi phạm pháp luật, bị tòa án xét xử…
Nhưng “bàn tay không che nổi mặt trời”, dù những đối tượng trên điên cuồng chống phá như thế nào cũng không thể phủ nhận được sự thật đang hiện hữu hằng ngày trên đất nước Việt Nam. Liên tục suốt những năm qua đất nước luôn phát triển nhanh chóng, uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế, đời sống, thu nhập người dân thay đổi rõ rệt. Mọi người dân đều được bảo đảm và hưởng các quyền chính đáng của mình, cùng có cơ hội phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng một nâng cao…
Vì mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm quyền phát triển, quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương, quyền của người lao động, Nhà nước Việt Nam đã ban hành, nỗ lực triển khai nhiều chương trình quốc gia trọng điểm để giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, chăm sóc sức khỏe cho người dân, xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả xã hội tích cực. Tới cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước còn 5,35% (giảm 1,35% so với cuối năm 2017); góp phần tăng thu nhập của hộ nghèo từ 15 đến 20%; thu nhập của dân cư nông thôn được cải thiện, bình quân theo đầu người/năm tăng từ 18,6 triệu đồng (năm 2012) lên 32 triệu đồng (năm 2017). Đến tháng 3-2018, hơn 570 nghìn hộ nghèo ở nông thôn được hỗ trợ về nhà ở; hơn 14 nghìn hộ nghèo tại miền trung được hỗ trợ xây dựng nhà ở để phòng chống bão, lụt; 982 dự án với quy mô 190.841 hộ thuộc chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành…
Đáng chú ý là hằng năm, Nhà nước đã chi ngân sách hàng chục tỷ đồng để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; đến năm 2017, cả nước có hơn 34,2 triệu người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới sáu tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; riêng năm 2017 có hơn 66 triệu lượt người nghèo, hơn 15 triệu lượt người cận nghèo khám, chữa bệnh với tổng chi phí được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán khoảng 45 nghìn tỷ đồng. Và cần đề cập các thành tựu khác liên quan khu vực nông thôn, như đến ngày 31-12-2017: 99,4% số xã trên cả nước đã có đường ô-tô tới trung tâm xã, 100% số xã và 97,8% số thôn được điện lưới quốc gia bao phủ; 99,7% số xã có trường tiểu học, trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hóa…
Trên phạm vi rộng hơn, ở Việt Nam, mọi quyền khác của con người cũng được bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện tồn tại, phát triển. Xin dẫn thí dụ từ chính các lĩnh vực mà các thế lực thù địch thường tập trung vu cáo, bịa đặt: - Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và hai Nghị định thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tạo khuôn khổ pháp lý để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Hiện có: 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo.
Đến năm 2017, tổng diện tích đất các cơ sở tôn giáo sử dụng là 14.850 ha, thuộc 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tích cực tham gia hoạt động xã hội, thành lập hơn 450 cơ sở y tế, 270 trường mầm non và 1.000 nhóm, lớp mầm non; hỗ trợ chăm sóc 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội. Có 12 báo và tạp chí liên quan tôn giáo được xuất bản, phần lớn tổ chức tôn giáo đều có website riêng. Chỉ tính trong bốn năm (2015 - 2019) đã có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều loại ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức thành công ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK 2014, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành 2017, sắp tới là Đại lễ Phật đản VESAK 2019. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, năm 2017 Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer ở Cần Thơ.
Tại các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước, hiện có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm. Tại Tây Bắc, đến ngày 30-6-2018, đã có 693 điểm nhóm Tin lành và tám Hội thánh cơ sở được thành lập. Ngoài ra, còn nhiều điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tập trung của người các dân tộc thiểu số như Hội Liên hữu Baptist Việt Nam, Hội thánh Lutheran, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm Việt Nam, Hội thánh Truyền giảng Phúc âm Việt Nam…
Rất nhiều cơ sở tôn giáo trên cả nước nói chung, của người Chăm nói riêng đã được Nhà nước hỗ trợ để trùng tu, tôn tạo đẹp đẽ, khang trang. - Về quyền tự do ngôn luận, báo chí: Luật Báo chí năm 2016 xác định rõ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; nhấn mạnh quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin và tiếp cận thông tin báo chí, góp ý kiến phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí, bổ sung quy định về liên kết hoạt động báo chí. Cũng như Luật Xuất bản năm 2012, Luật Báo chí 2016 khẳng định nguyên tắc Nhà nước không kiểm duyệt trước khi in, đăng, phát sóng; đồng thời Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các hình phạt đối với các tội “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”.
Có thể khẳng định chưa bao giờ ở Việt Nam báo chí phát triển như hiện nay và thực tế đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội và nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân và lợi ích của xã hội, hỗ trợ kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chính sách. Đến tháng 6-2018, cả nước đã có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm; 195 cơ quan báo và tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương với 184 kênh; đến tháng 6-2018, 1.510 trang thông tin điện tử tổng hợp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép; khoảng 650 triệu bản báo được xuất bản hằng năm; 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ; 60 nhà xuất bản; 91 kênh truyền hình trên cáp truyền hình trả tiền, internet và vệ tinh, trong đó có 58 kênh nước ngoài; 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú ở Việt Nam. Đáng chú ý, sự phát triển rất nhanh chóng của internet đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa. Theo WeAreSocial (công ty thống kê, đánh giá thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan), năm 2018 tại Việt Nam đã có 64 triệu người sử dụng internet, 58 triệu tài khoản Facebook, trung bình mỗi người dành 6 giờ 52 phút để truy cập internet…
Theo Nhân dân
Nhận xét
Đăng nhận xét