PHÊ PHÁN NHẬN ĐỊNH: “SỰ ÍCH KỶ, GIẢ DỐI VÀ VÔ CẢM LÀ BẢN CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”



                                       Muối
Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, con người Việt Nam bản tính hài hòa, chăm chỉ, cần cù trong lao động, yêu chuộng hòa bình, đậm chất nhân văn. Đó chính là truyền thống được đúc kết qua nhiều thế hệ. Ấy vậy mà, trên một số diễn đàn mạng xã hội, một số trí thức Việt Nam tại nước ngoài tuyên bố rằng, người Việt Nam đa phần là ích kỷ, giả dối và vô cảm. Mở đầu, họ nhấn mạnh tính ích kỷ, giả dối và vô cảm là bản tính tồn tại ở con người, xã hội nào cũng có kẻ tốt, người xấu; Mặt khác, họ lại nói rằng, không phải mọi người dân Việt Nam đều ích kỷ, giả dối và vô cảm, trong xã hội vẫn còn nhiều người tốt… những câu nói đó chính là sự “ma mị” nhằm mục đích đánh lạc hướng người đọc. Bởi sau đó là những phủ địch sạch trơn khi họ cho rằng, ở Việt Nam hiện nay những người tốt, thẳng thắn, ngay thật, biết nghĩ đến người khác và biết quan tâm đến đất nước khá hiếm. Trên cơ sở những lập luận đó, họ kết luận hậu quả của hai tính cách ích kỷ và giả dối ấy khiến đa số người Việt Nam đâm ra vô cảm đối với đất nước. Kinh tế trì trệ: mặc kệ. Đạo đức suy đồi: mặc kệ. Xã hội băng hoại: mặc kệ. Giáo dục càng lúc càng xuống dốc: mặc kệ. Đất nước đối diện với nguy cơ bị mất biển đảo cũng như độc lập: mặc kệ…
Ích kỷ, giả dối và vô cảm là những mặt trái trong phẩm chất của con người, nó tồn tại trong con người và trong xã hội. Tuy nhiên, không phải nó tồn tại ở mọi người, toàn xã hội, những lập lập của những trí thức xuyên tạc bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam thể hiện ở chỗ, họ đã đánh đồng cái chung của toàn xã hội với cái riêng của từng cá nhân, lấy một vài ví dụ đại diện điển hình cho sự ích kỷ, giả dối và vô cảm trong xã hội để quy cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Mục đích sâu xa hơn là phủ định những giá trị tốt đẹp của xã hội Việt Nam chúng ta, nói sai lệch về bản chất con người Việt Nam, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đúng là qua các phương tiện thông tin đại chúng ta vẫn thấy trong xã hội ta không thiếu những kẻ ích kỷ, những kẻ giả dối và những người vô cảm. Thế nhưng, đó chỉ là một bộ phận, những cá nhân riêng biệt chứ không phải là toàn thể nhân dân Việt Nam đều ích kỷ, đều giả dối và đều vô cảm. Ngược lại, cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn rất gắn bó, quý trọng nhau, thường xuyên phê bình các hành vi giả dối, vô cảm. Chúng ta không “mặc kệ” những hành vi tham nhũng của mọi cá nhân, tổ chức; không “mặc kệ” mà phê bình, thậm chí lên án, đồng thời có biện pháp mạnh để ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về phẩm chất đạo đức, lối sống; chúng ta thể hiện thái độ mạnh mẽ trên lập trường tôn trọng luật biển quốc tế khi Trung Quốc có những hành động chưa phù hợp; trong xã hội không thiếu những nhà hảo tâm, không thiếu những tấm gương dũng cảm hy sinh thân mình vì người khác, không thiếu những tấm gương bình dị mà cao quý, không thiếu những “Việc tử tế” được lan tỏa trong xã hội…
Tất cả những điều đó nói lên rằng trong một vườn hoa đẹp luôn có sự tồn tại của cỏ dại. Cỏ dại luôn có sức sống khỏe hơn hoa vì cỏ dại nhỏ bé nếu không chú tâm quan sát sẽ không thấy được sự tồn tại của chúng. Phải nhổ thật sạch cỏ dại thì hoa mới có được dinh dưỡng để khoe sắc. Trong xã hội cũng vậy, bên cạnh những cá nhân điển hình tiên tiến luôn có những cá nhân ích kỷ, giả dối. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”[1]. Lời dạy của Người mỗi chúng ta hãy khắc ghi để có thái độ đúng đắn trước các luận điểm xuyên tạc của các phần tử cơ hội, các thế lực thù địch, trên cơ sở đó đấu tranh, phản bác lại nhằm bảo vệ bản chất tốt đẹp của con người, đất nước Việt Nam của chúng ta.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr. 672

Nhận xét