NHẬN DIỆN NHỮNG THỦ ĐOẠN MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" HIỆU QUẢ


         

                                                                                                        Ngô Quyền
          Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động ở trong nước và nước ngoài đã triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam, phá hoại công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân ta; thủ đoạn mới của chúng là tập trung tán phát các video, clip, các tin, bài liên quan đến những chính sách lớn của Đảng, nhà nước được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm. Bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, nham  hiểm, chúng đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền, kích động, xuyên tạc đường lối của Đảng, nhà nước, kích động, chia rẽ Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, làm giảm uy tín của ta trên các diễn đàn quốc tế song phương và đa phương; chúng tung tin thất thiệt, đánh tráo thông tin, lừa bịp, mị dân, gây ra tình trạng thật giả lẫn lộn, làm cho một bộ phận nhân dân, nhất là cư dân mạng rất hoang mang, lầm tưởng trước các thông tin kích động trên mạng, thủ đoạn chủ yếu của chúng là:
          Sử dụng các thiết bị smatsphon, thực hiện Live stream trực tiếp trên mạng xã hội để kích động, kêu gọi cộng đồng mạng, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên tham gia bình luận trái chiều gây hoang mang dư luận. Những lĩnh vực thông tin mà chúng hướng tới là các vấn đề, sự kiện chính trị được xã hội đang quan tâm; những chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước đang được Quốc hội, thảo luận, ban hành; những dự luật mới được ban hành...., Dựa trên những thông tin bịa đặt chúng đã xây dựng thành kịch bản rất công phu, tạo dựng những hình ảnh, những biểu ngữ mang tính kích động, những lập luận gây hoài nghi, những thông tin thất thiệt để quay video phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook. Chủ đề chúng chọn là các vụ việc liên quan đến tình hình an ninh, chính trị ở một số địa phương, tình hình khiếu kiện của người dân tại một số địa bàn nhạy cảm, có các điểm nóng, những sai lầm khuyết điểm của cá nhân, tổ chức trong bộ máy chính quyền các cấp, các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực, bức xúc của người dân..., thông qua các video phát trực tiếp, chúng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế và các tổ chức phản động, hoặc kêu gọi sự “phụ họa” của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước cùng tham gia bình luận, chia sẻ. Mục tiêu của chúng là thông qua các hình ảnh và những ngôn từ kích động đó để tạo ra trong mắt người dân sự bất bình đối với Đảng, chán ghét chế độ, phẫn nộ trước chính quyền, nhà nước, không thấy những thành quả cách mạng của Đảng và của nhân dân, mà chỉ thấy một xã hội bất ổn, một chế độ đen tối...
          Thủ đoạn tiếp theo là "chúng xuyên tạc thông tin mới", "làm mới" thông tin cũ; để chống phá. Chẳng hạn, chúng lấy hình ảnh biểu tình ở Miền Trung phản đối Fomosa năm 2017 để tung tin rằng hiện nay đang biểu tình ở một địa bàn khác; thậm chí chúng lấy hình ảnh người dân xuống đường ăn mừng và cổ vũ đội bóng U23 Việt Nam tham gia tại vòng chung kết Châu Á để xuyên tạc rằng "đây là một cuộc biểu tình"; mới đây trên mạng facebook chúng tiếp tục đăng tải các video về vụ việc giàn khoan HD 981, tháng 5/2014 khi tàu hải giám của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ta trên vùng biển Hoàng Sa để kích động, làm mới thông tin rằng "Hoàng Sa đang có biến động" hay "Tàu Trung Quốc lại đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên biển đông", mục đích của chúng là kích động thù hận, lôi kéo nhân nhân, nhất là cư dân mạng bình luận trái chiều, gây hoang mang dư luận. Những kịch bản này được chúng xây dựng khá "bài bản" kể cả "thông tin mới được lựa chọn để xuyên tạc" và thông tin cũ được lựa chọn để "làm mới". Thời điểm tán phát các clip trên là trước các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các kỳ họp của Quốc Hội hay Hội nghị Trung ương Đảng... Mục đích của việc truyền phát các thông tin, hình ảnh đó không thuần túy chỉ là sự phản ánh một vụ việc hay một sự kiện cụ thể, mà đằng sau đó là những lời bình luận mang tính hết sức thâm độc, bằng những giọng điệu xuyên tạc, kích động gieo vào đầu óc nhân dân sự phẫn nộ, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của nhà nước; đánh vào tâm trạng lo lắng, sợ hãi trong nhân dân về một chính quyền yếu kém, bi quan về chế độ xã hội.
          Lợi dụng các cơ quan thông tấn, báo chí của Đảng, Nhà nước đang trong quá trình kiểm định, xử lý thông tin về một vấn đề, một sự kiện nào đó, các thế lực thù địch chớp lấy cơ hội để nhồi nhét thông tin bịa đặt một cách ồ ạt, nhiều chiều để tấn công vào sự hiếu kỳ của cư dân mạng, thông qua những tiêu đề "nóng bỏng", "câu khách" để dư luận chú ý, nhất  là vấn đề liên quan đến công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ Đảng để xuyên tạc, bóp méo sự thật bằng những thông tin trộn lẫn thật, giả, kích thích tính hiếu kỳ, tò mò của cộng đồng mạng.
          Âm mưu, thủ đoạn của các thể lực thù địch hiện nay là như vậy, vấn đề là nhận rõ bản chất, bộ mặt của chúng đề có biện pháp đấu tranh phòng chống những tác động tiêu cực từ không gian mạng vào đời sống xã hội, để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và phát triển đất nước; để làm được điều đó, chúng ta cần thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
          Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch hiện nay.
          Đây là nội dung rất quan trọng trong tình hình hiện nay, bởi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đầy đủ về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch sẽ có khả năng "miễn dịch" trước những thông tin bịa đặt, kích động của chúng trên mạng xã hội; đồng thời sẽ tham gia vào nhiệm vụ phòng chống các thông tin xấu độc ấy. Nội dung giáo dục phải phù hợp với từng đối tượng và cần được phát huy sức mạng của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền cấp cơ sở; song tập trung làm rõ những quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách mới được ban hành. Đồng thời, phân tích làm rõ thực chất đằng sau những luận điệu của các thế lực thù địch; đâu là thủ đoạn mới, tính chất nguy hại của nó thuộc phạm vi nào? để nhân dân có sức đề kháng trước những thông tin xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động; biết cách tiếp nhận thông tin và biết sàng lọc thông tin, nhất là những thông tin trên mạng xã hội như hiện nay; biết nhận thức đúng những thông tin chính thống từ các cơ quan truyền thông của nhà nước, phân biệt những thông tin của các phần tử phản động, kích động, tuyên ruyền, xuyên tạc kích động, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước và nhân dân ta.
           Hai là, tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và vai trò của các lực lượng tham gia đấu tranh
          Trước hết là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu  trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục ở các cấp, nhất là cấp cơ sở; người lãnh đạo phải có cái nhìn sâu rộng và nhãn quan chính trị nhạy bén trước những diễn biến mới của vấn đề an ninh chính trị ở địa phương mình; phải thường xuyên nắm bắt tình hình và đề cao tinh thần cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nhất là việc quyết sách các vấn đề hệ trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tránh để bị các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, kích động, xuyên tạc gây nhiễu thông tin, chúng ta cần cung cấp những thông tin chính thống đến nhân dân địa phương một cách thường xuyên, liên tục thông qua hệ thống truyền thanh ở cơ sở. Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, các lực lượng tham gia đấu tranh, tạo thế trận khép kín từ trung ương, đến cơ sở, với sức mạnh tổng lực ngăn chặn từ bên ngoài; bao vây, kiểm soát, vô hiệu hóa các loại thông tin xấu độc từ bên trong, giữ vững môi trường ổn định, phát triển đất nước.
          Ba là, chủ động cung cấp thông tin và định hướng nhận thức rõ ràng. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc làm chủ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quyết định đến việc định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, đúng với bản chất sự việc, tránh việc bị lợi dụng, tạo cớ, xuyên tạc; không để rơi vào thế “bị động”, “chống đỡ” mà phải “chủ động”, “tiến công” trong định hướng thông tin. Để thực hiện tốt việc này, các cơ quan tuyên giáo, thông tin truyền thông từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy tốt vai trò chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí trong cung cấp, định hướng thông tin, bảo đảm thông tin một nguồn, một chiều, nhanh, chính xác, kịp thời; khắc phục “khoảng trống” hoặc sự chậm trễ trong cung cấp thông tin,… làm sao để thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước thường xuyên, kịp thời đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, luôn giữ vai trò chủ đạo, “dòng chủ lưu” trong định hướng dư luận xã hội.
          Bốn là, kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng tình huống cụ thể. Để làm được điều đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh công khai trên báo chí với đấu tranh trực diện trên in-tơ-nét, mạng xã hội và trên thực địa; kết hợp giữa đấu tranh ngăn chặn sự tác động chuyển hóa từ bên ngoài với giữ vững sự ổn định từ bên trong nội bộ; giữa đấu tranh chính trị với sử dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để ngăn chặn, bóc gỡ, vô hiệu hóa những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên các trang mạng xã hội hiện nay./.

Nhận xét