KHÔNG CÓ CHUYỆN VIỆT NAM PHẢI THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ KHI BƯỚC VÀO CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ




                                         Muối
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tác động đến các quốc gia trên tất cả các phương diện từ quản trị của Nhà nước đến kinh tế - xã hội - môitrường. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là một khái niệm, mà nó đã và đang diễn ra, cũng như có sức ảnh hưởng ngày các lớn đến cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng trong công nghiệp lần này sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người.
 Không ai có thể phủ nhận những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang đến, đối với đối với các chính phủ việc vận dụng sâu rộng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thực sự cần thiết và là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, lợi dụng những yêu cầu đang đặt ra về mặt ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội của cuộc cách mạng 4.0 để xuyên tạc đường lối chính trị, từ đó đòi hỏi thay đổi chế độ chính trị của các thế lực thù địch, chống phá đối với Việt Nam thực sự là một sự dối trá, lập lờ, đổi trắng thay đen. Với ý đồ đó, các thế lực phản động, chống phá cho rằng, Việt Nam không có điều kiện cần, cũng như không đủ điều kiện để có thể bước vào hội nhập với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Điều kiện cần là một môi trường chính trị với thể chế dân chủ, mà theo họ để có được thể chế dân chủ thì phải xóa bỏ chế độ một đảng cầm quyền, tức là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng. Điều kiện đủ là vốn, công nghệ, tay nghề người lao động, sự lớn mạnh của đội ngũ trí thức, sự phát triển của kinh tế tư nhân, đặc biệt là kinh tế tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài…
Như chúng ta đều biết, Công nghiệp số là nền tảng trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên đó là những thành tựu trong một lĩnh vực cụ thể được ứng dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm mang lại hiệu quả hữu ích cho cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần này có tác động lên tất cả các phương diện, trong đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, song không có nghĩa vận dụng, ứng dụng nó là phải thay đổi bản chất chính trị của một quốc gia, như quan điểm của các lực lượng chống phá Việt Nam đã nêu ra. Điều quan trọng là đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta có thái độ như thế nào đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và quan trọng hơn nữa là tạo dựng hành lang pháp lý ra sao để có thể biện pháp khoa học trong việc vận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong thời gian quan, có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta luôn bám sát sự vận động phát triển của khoa học công nghệ, do đó Việt Nam đã có thái độ đúng đắn trong tiếp cận thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mặc dù có nhiều thách thức, song đây là cơ hội cho Việt Nam đi tắt đón đầu, thực hiện phát triển bền vững đất nước. Việt Nam đã nhận thức để hiện thực hóa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, Đảng và Nhà nước cần xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền công nghiệp số, chuẩn bị toàn diện cho quá trình chuyển đổi số, bắt đầu từ quản trị công quốc gia đến các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số, xã hội số; phát triển cơ sở hạ tầng thông tin; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa phát triển sản xuất, tiếp nhận công nghệ của thế giới và phát triển những sản phẩm công nghệ của riêng mình. Việt Nam cần tiếp nhận công nghệ thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực nhằm tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế; đồng thời lựa chọn những lĩnh vực cụ thể để phát triển những sản phẩm công nghệ dựa trên thế mạnh của Việt Nam hướng đến xây dựng các doanh nghiệp có quy mô lớn, đi đầu, cùng với sự phát triển đột phá của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đó chính là điều kiện cần và đủ để Việt Nam vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số, công nghệ nhân tạo. Tin chắc rằng với bản lĩnh của Đảng, sự vững vàng của Nhà nước trong việc xây dựng đất nước, với những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, với bản chất người Việt Nam thông minh, sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất, Việt Nam hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu, ứng dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào mọi lĩnh vực để phát triển bền vững đất nước.
Theo đó, mọi luận điệu cho rằng, để vững mạnh bước vào kỷ nguyên 4.0, Việt Nam cần thay đổi chế độ chính trị, thực hiện đa đảng là không có căn cứ, là bịa đặt, đổi trắng thay đen. Mọi người dân Việt Nam cần sáng suốt trước các luận điệu đó để có cách nhìn đúng đắn, từ đó đoàn kết cùng toàn đảng, toàn bộ hệ thống chính trị chung tay xây dựng đất nước Việt Nam phát triển ngày càng bền vững.

Nhận xét