ĐẤU TRANH LÝ LUẬN TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HIỆN NAY




                                                   HB
Thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền xuyên tạc tình hình Việt Nam, tiêu biểu là về Luật đặc khu ở Việt Nam, điều này đã tác động không nhỏ đến quần chúng nhân dân, đã có một bộ phân nhân dân ở các tỉnh thành phía nam bị lôi kéo đập phá, gây rối mất trật tự an ninh. Điều đó càng khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh lý luận trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay.
Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay đang diễn ra hết sức quyết liệt và phức tạp trên nhiều cấp độ, phương diện khác nhau. Các thế lực thù địch đang tập trung tổng lực vào cuộc đấu tranh này nhằm mục tiêu phá bỏ nền tảng tư tưởng của nước ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cuối cùng là xoá bỏ chế độ XHCN trên đất nước ta.
Phương tiện thông tin đại chúng được hiểu là những phương tiện giúp tiếp cận, truyền bá thông tin tốt nhất đến quảng đại quần chúng - xã hội. Phương tiện thông tin được coi là đại chúng khi nó trở nên quen thuộc, hữu ích về mặt thông tin với đa số quần chúng và được họ sử dụng thường xuyên trong một khoảng thời gian dài.
Có thể nói, ngày nay có đủ các loại thông tin thật - giả, đúng – sai, tốt – xấu, chính – tà, “thượng vàng hạ cám”… đều có thể được truyền tải, lưu trữ, truy cập khai thác trên mạng internet. Chính điều này tạo ra sự hấp dẫn, tiện ích, phong phú, phổ biến… của những thông tin được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, song cũng có thể dẫn đến sự “choáng ngợp”, ngộ nhận, nhiễu loạn, phân tâm, mất phương hướng… của đối tượng tiếp nhận những thông tin trên các phương tiện truyền thông hiện đại.
Thực tiễn diễn ra trên lĩnh vực đấu tranh này, cần tập trung giải quyết trong cuộc ĐTLL trên phương tiện thông tin đại chúng hiện nay:
Một là, cần tập trung làm rõ, phơi bày bản chất phản động, phản khoa học, dối trá và tính chất tinh vi, nguy hại, phức tạp trong các luận điểm chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch; công bố một cách công khai, rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân thấy rõ, từ đó họ không còn nghe, tin theo những luận điệu đó. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm và sự đồng thuận của mỗi người dân về ĐTLL trên các phương tiện thông tin đại chúng trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Hai là, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cơ quan nghiên cứu, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và mọi người dân tâm huyết, đặc biệt coi trọng vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí tham gia cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp đồng bộ các tổ chức, các lực lượng, các hình thức ĐTLL trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, internet, các trang web, blog, mạng xã hội.... 
Ba là, đa dạng hóa các loại hình, phương thức truyền bá, bảo đảm tính đại chúng, linh hoạt, hấp dẫn, dễ hiểu… của các nội dung thông tin lý luận cơ bản trên các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép nội dung truyền bá lý luận với các nội dung thông tin đa dạng khác trên các phương tiện thông tin đại chúng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin tri thức khoa học, công nghệ, văn hóa, đời sống… của nhân dân. Coi trọng việc tìm tòi, xây dựng các nội dung, chương trình hoạt động, tạo nhiều “sân chơi” hấp dẫn, phong phú, bổ ích để vận động, lôi cuốn, tập hợp giới trẻ thông qua việc sáng tạo các phương thức mới mẻ….

Nhận xét