NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CẦN PHẢI CÓ QUAN ĐIỂM ĐÚNG!




                                                                               Nam Lý
Hiện tại, Việt Nam là một nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Đây là một đánh giá hoàn toàn khách quan trên cơ sở thực tiễn và thực tế Việt Nam cũng như vậy.
Tuy nhiên, có một điều lạ là: có một số người do cả biết hoặc không biết hoặc cố tình không biết đã đưa ra những quan điểm, nhận định như: “Việt Nam nghèo, chậm phát triển”, “Việt Nam tụt hậu, còn lâu mới bằng các nước khác”… Ở đây, những ý kiến như thế là có một phần nào đó đúng, ý đúng có cơ sở từ quá khứ. Bởi vì, Việt Nam đi lên xây dựng xã hội mới từ một nước nông nghiệp lạc hậu, dưới ách đô hộ của thực dân và phải trải qua mấy chục năm chiến tranh tàn phá đã cản trở đến sự phát triển của đất nước, dân tộc trong quá khứ và hiện nay.
Nhưng có một vấn đề là những đánh giá như đã nêu ở trên có khách quan hay không. Họ đang đứng trên quan điểm, lập trường nào và đặc biệt, nói thế nhằm mục đích làm gì. Để xây dựng hay bày tỏ quan điểm để góp thêm cho việc chống phá Việt Nam, làm mất lòng tin của quần chúng với cách mạng!
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam thấy rõ cần phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mọi nguồn lực trong nước, tranh thủ nguồn lực từ quan hệ quốc tế để xây dựng đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu, để sánh vai với các nước trong khu vực và quốc tế. Nói thế là xây dựng, là bày tỏ quan điểm đúng. Đằng này, có người đi ra nước ngoài về, tỏ ra lo ngại nhưng lại nhận định, đánh giá, so sánh chủ quan, đưa ra quan điểm thiếu khách quan trong nhìn nhận vấn đề và đặc biệt bản thân người đó như người ngoài cuộc, chẳng đóng góp gì về trí tuệ, vật chất tinh thần cho quê hương, đất nước. Vậy thì, những người nêu ra quan điểm đánh giá đó cần cân nhắc và thận trọng hơn.

Nhận xét