ĐẤU TRANH KIÊN QUYẾT VỚI TÍNH CẢI LƯƠNG, THỎA HIỆP, BIỆN HỘ CHO CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỦA CHỦ NGHĨA CƠ HỘI, XÉT LẠI HIỆN NAY


                                                                                 Niềm Tin
Nghiên cứu lịch sử cho thấy tất cả các nội dung, các phương diện của  chủ nghĩa Mác - Lênin đều bị chủ nghĩa cơ hội, xét lại tìm cách xuyên tạc, phủ nhận. Những thứ lý luận ấy đã bị các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin bóc trần tính chất duy tâm, siêu hình và cơ hội, xét lại như: ĐuyRinh, Lát xan, E. Becstanh, C. Cauxky  v.v..  Những nhân vật đó đều là những kẻ đi theo, ôm chân giai cấp tư sản chống phá phong trào cách mạng.
Hiện nay cũng vậy, những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại vẫn liên tục tìm cách xuyên tạc, phủ nhận ở từng nội dung, ở các cấp độ khác nhau với những hình thức mới. Như Lý thuyết của A. Vin Toppler về lịch sử phát triển nhân loại diễn ra bằng cách thay thế lẫn nhau của các nền văn minh (Văn minh nông nghiệp - Văn minh công nghiệp - Văn minh tin học, hậu công nghiệp) là một điển hình. Phê phán loại quan điểm này phải chỉ ra  tính cơ hội, xét lại ở  phương pháp siêu hình trong tiếp cận, luận giải tiến trình phát triển của xã hội. A. VinToppler đã quy tiến trình phát triển của xã hội với tính cách của một chỉnh thể thống nhất biện chứng từ nhiều nhân tố cấu thành của một hình thái kinh tế - xã hội vào một yêu tố là lực lượng sản xuất. Từ tính chất siêu hình đó đi đến tính cơ hội, xét lại là phủ nhận lý luận Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác, biện hộ cho sự tồn tại chủ nghĩa tư bản, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Một số quan điểm còn cho rằng, chủ nghĩa Mác ra đời từ giữa thế kỷ XIX thì hiện nay đã lỗi thời và không còn phù hợp. Phê phán luận điểm này phải chỉ ra tính chủ quan trong đánh giá giá trị tri thức khoa học rằng, giá trị của một học thuyết không thể căn cứ vào thời gian ra đời, mà quan trọng là sự khái quát, phản ánh đúng hiện thực khách quan. Tinh thần của phép biện chứng duy vật; quan niệm về tính thống nhất vật chất của thế giới; sự khái quát về sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội; luận điểm về con người phải có ăn, mặc và các phương tiện vật chất mới tồn tại và sau đó mới hoạt động ở các lĩnh vực khác, v. v, thì không thể lạc hậu bằng thời gian và không thể thay thế. Với cách lý giải như vậy thì mới hiểu sự xuyên tạc, phủ nhận giá trị triết học Mác - Lênin một cách võ đoán, chủ quan để hướng nhận thức của con người theo tư tưởng phản khoa học, phản động về chính trị.
Cùng với nó là những tư tưởng quá đề cao, tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc, nhân loại để phủ nhận nội dung giai cấp trong chủ nghĩa Mác - Lênin. Như  Hà Sĩ Phu phủ nhận lý luận giai cấp bằng cách chia xã hội thành tầng lớp duy lý là những nhà khoa học và mới là người lãnh đạo xã hội; tầng lớp duy thực là những người công nhân, nông dân và cho rằng tham lam không có khả năng lãnh đạo cách mạng; tầng lớp duy tình là những người thuộc các tôn giáo có vai trò chăm sóc tinh thần. Đấu tranh phê phán loại quan điểm này phải bắt đầu từ vạch chỉ ra cách tiếp cận và luận giải có tính chất chủ quan, tùy tiện trong đó. Trong thời đại vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra bởi cơ sở kinh tế cho nó vẫn tồn tại là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Bốn mâu thuẫn của thời đại vẫn  còn tồn tại mà phủ nhận nội dung, đặc điểm giai cấp thì hoàn phi lý về mặt khoa học trong suy luận.







-          

Nhận xét