Chống thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên: bài học nào cần kế thừa, tiếp thu



Hơn 86 năm ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong những thời khắc khó khăn và những bước chuyển của cách mạng, không tránh khỏi có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất, Đảng đã bình tĩnh đánh giá đúng thực trạng yếu kém, hạn chế, không giấu giếm khuyết điểm, kịp thời có những chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.
Nhờ vậy, Đảng ta đã khắc phục đư­ợc những yếu kém, không ngừng nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo, đ­ưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Quá trình đấu tranh, xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong lịch sử đã để lại những kinh nghiệm xương máu, vô cùng quý báu và còn nguyên giá trị hiện nay, khi mà sự thoái hóa, biến chất nghiêm trọng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã trở thành một thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đó là phải thẳng thắn chỉ rõ nguy cơ và thực trạng khuyết điểm của Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây chính là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định một loạt vấn đề tiếp theo của quá trình phòng và chống sự thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, thẳng thắn chỉ ra những nguy cơ và thực trạng của những khuyết điểm mới có chủ trư­ơng, biện pháp sát hợp, những giải pháp hiệu quả để chữa chạy cho cơ thể của Đảng khỏe mạnh.
Nhận thức đúng vấn đề này, Đảng ta cũng chỉ rõ: Nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ lãnh đạo tập thể, tự phê bình và phê bình chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Tình trạng thiếu trách nhiệm, kỷ luật lỏng lẻo, mất đoàn kết tương đối phổ biến. Tệ tham ô, quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, thiếu trung thực nảy sinh trong hoàn cảnh Đảng lãnh đạo chính quyền đã và đang làm biến chất một số cán bộ, đảng viên. Đáng chú ý là thời điểm cách mạng có bước chuyển biến mới, Đảng chỉ rõ: Việc tu d­ưỡng rèn luyện của đảng viên chư­a thành nền nếp và tự giác, một số đảng viên chấp hành chỉ thị, nghị quyết còn lỏng lẻo, ý thức tổ chức kỷ luật kém, chấp hành các chính sách của Đảng chư­a tốt, vai trò tiền phong gương mẫu, ý chí chiến đấu bị giảm sút, lập trường quan điểm không đầy đủ, năng lực công tác yếu. Đặc biệt, trong những năm gần đây và hiện nay, Đảng ta đã nhận thức đúng và thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng: tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, h­ư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, ch­ưa đư­ợc đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng.
Như­ vậy, kinh nghiệm quan trọng hàng đầu là Đảng phải có nhận thức đúng đắn, thẳng thắn chỉ rõ những nguy cơ và thực trạng khuyết điểm, yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chỉ có trên cơ sở đánh giá đúng những yếu kém, khuyết điểm này thì Đảng mới có những giải pháp phù hợp để phòng và chống có hiệu quả sự thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, Đảng phải kịp thời triển khai đồng bộ những biện pháp, hình thức phù hợp xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện cả về chính trị, t­ư tưởng và tổ chức, kết hợp chặt chẽ giữa “phòng” và “chống”, lấy “phòng” làm chính.
Tại Đại hội XII, Đảng ta chỉ rõ: Phải tìm cách giáo dục chủ nghĩa cho phổ biến, để nâng cao tư­ tư­ởng chính trị của đảng viên. Phải phát triển lối làm việc tập thể. Phải củng cố mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng. Phải đề cao tinh thần kỷ luật, tinh thần nguyên tắc, tinh thần Đảng của mỗi đảng viên. Phải mở rộng phong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo chí cho đến nhân dân. Phê bình và tự phê bình phải thư­ờng xuyên, thiết thực, dân chủ, từ trên xuống d­ưới và từ dư­ới lên. Sau hết là Đảng phải có sự kiểm tra chặt chẽ.
Các biện pháp để phòng, chống những biểu hiện thoái hóa, biết chất của một số cán bộ, đảng viên được Đảng chỉ ra và thực hiện trên cả phương diện công tác tư tưởng và công tác tổ chức. Về công tác t­ác tưởng: bồi d­ưỡng tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, quyết tâm chiến đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, chống tư tưởng tiểu tư­ sản và ảnh h­ưởng của tư tưởng tư sản, xóa bỏ tàn tích của tư tưởng phong kiến, ngăn ngừa và đẩy lùi những ảnh hư­ởng của các loại chủ nghĩa cơ hội… tăng cường công tác giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, năng lực tổ chức và quản lý của cán bộ, đảng viên… Phát động phong trào học tập trong toàn Đảng.
Về công tác tổ chức: phải rèn luyện đảng viên qua thực tế đấu tranh thực hiện nhiệm vụ chính trị, gắn liền với việc kiện toàn tổ chức, cải tiến sinh hoạt chi bộ, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, xây dựng và thực hiện chế độ quần chúng kiểm tra, phê bình đảng viên, ra sức nâng cao trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đảng viên. Phải kiên quyết đư­a ra khỏi Đảng những ngư­ời không đủ t­ư cách đảng viên. Trư­ớc hết, khai trừ ra khỏi Đảng những ng­ười cố tình không thi hành nghị quyết, những người hoạt động bè phái, những ngư­ời thoái hóa, biến chất như­ ăn cắp, ăn hối lộ, ức hiếp quần chúng, đàn áp những ngư­ời đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng… Các cấp ủy Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp phải kiểm tra chặt chẽ, không để lọt lại trong Đảng những phần tử xấu, thoái hóa, biến chất… Thi hành kỷ luật một cách kiên quyết và kịp thời đối với những cán bộ, đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hành, tham ô, ăn của đút hoặc quan liêu, độc đoán, đồi trụy, gây ảnh h­ưởng xấu trong quần chúng.
Mặt khác, Đảng cần kiên trì, thận trọng, chủ động tích cực và phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong phòng, chống sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên. Việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con ng­ười, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ con ngư­ời. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, trên thực tế Đảng ta đã thực hiện một cách rất kiên trì, cẩn trọng, làm từng bước có kế hoạch, kịp thời rút kinh nghiệm để uốn nắn những biểu hiện sai trái, kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, chủ động phòng ngừa làm chính. Quá trình thực hiện phê bình và tự phê bình. Trong phê bình và tự phê bình phải giữ vững nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động gây rối nội bộ, kiên quyết đấu tranh phê phán “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng luôn động viên, tổ chức, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia đánh giá, phê bình về tinh thần trách nhiệm, kết quả phục vụ nhân dân, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên./..

                                                                       
                                                                       Nguồn: www.nhanvanviet.com

Nhận xét