Trong cuộc sống, góp ý
người khác và nghe người khác là rất sự bình thường. Trước những sự kiện trọng
đại, với những người nắm giữ những trọng trách lớn của đất nước, càng được nghe
nhiều lời góp ý. Sẽ không có gì cần bàn, nếu như những
lời góp ý là phù hợp, mang mục đích tích cực. Nhưng lợi dụng để thực hiện mục
đích xấu thế lại khác. Một số người đã sui dại các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tại sao lại là sui dại... vì nếu làm theo lời khuyên của
những người này các vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bị kỷ luật và đất
nước Việt Nam sẽ điêu đứng, theo đó, những vị lãnh đạo này sẽ bị lịch sử nước
Việt nguyền rủa.
Thứ nhất việc khuyên “Anh
nên khéo léo bàn giao cho Anh Dũng công việc” là một lời khuyên vi phạm nguyên
tắc tổ chức không phải của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là nguyên tắc
của bất kể đảng chính trị nào trên thế giới, kể cả Đảng Dân chủ, hay Đảng Cộng
hòa ở Mỹ. Nên nhớ chức vụ Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam hay chức vụ
Chủ tịch Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa ở Mỹ đều do Đại hội của các Đảng bầu ra,
theo những nguyên tắc bầu cử nhất định, mà mọi đảng viên dù ở cương vị nào cũng
phải chấp hành. Chức vụ đó là ý chí của Đại hội, thay mặt toàn thể đảng viên,
không phải là ý muốn của cá nhân này hay cá nhân khác, dù họ nắm giữ cương vị
gì. Khuyên họ khéo léo bàn giao cá nhân cho nhau là khuyên họ vi phạm, phá vỡ
nguyên tắc tổ chức của đảng, phá đảng và chắc chắn họ sẽ bị kỷ luật, bị khai
trừ đảng, một tổ chức họ đã vì nó mà hy sinh phấn đấu cả đời.
Thứ hai, việc khuyên “Đại
hội XII này, ta đổi mới hoàn toàn luôn cả thể chế chính trị ” thể hiện rõ tâm
địa của tác giả Bức thư: “Kính gửi Anh Nguyễn Phú Trọng” đề ngày 18 - 1 - 2016.
Xin hỏi tác giả Bức thư, Anh định đổi mới hay thay đổi thể chế chính trị. Nếu
là đổi mới thể chế chính trị thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm, đang làm và họ
sẽ tiếp tục làm mạnh mẽ hơn. Thế thì lời khuyên của tác giả Bức thư là thừa,
không giá trị. Nguyên nhân của lời khuyên
thừa đó có thể tác giả Bức thư thiếu thông tin, hoặc tác giả bị “sự cố về các giác quan” cố tình không nhìn thấy sự đổi mới
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thiết nghĩ điều tác giả
Bức thư muốn nói là thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay. Để thể chế
chính trị đó được tổ chức theo kiểu phương Tây
theo hướng như các thể chế chính trị ở Liên Xô, Ba Lan, Hung ga ri ... hiện nay. Xin thưa, tiêu chí để đánh giá thể chế chính
trị là tốt hay xấu có thể có nhiều, thậm chí rất nhiều nhưng rốt cuộc suy cho
cùng là khả năng của thế chế chính trị đó trong việc cải thiện được đời sống
nhân dân, khả năng thể chế chính trị đó nâng cao vị thế dân tộc trên trường
quốc tế. Đối chiếu với hai tiêu chí đó, thì thể chế chính trị hiện nay ở Việt
Nam từ khi ra đời tới nay đã đưa chất lượng cuộc sống của tuyệt đại đa số người
dân Việt (trừ những kẻ Việt gian, phản quốc) được nâng lên rất nhiều, vị thế
dân tộc Việt Nam đã từ một dân tộc không có tên trong bản đồ thế giới đã là
thành viên tích cực có vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế kể cả Liên
hiệp quốc. Còn thể chế chính trị của Liên Xô thời xã hội chủ nghĩa trước đây đã
đưa đất nước này là cường quốc, có thế và lực ngang ngửa với Hoa Kỳ, người dân
sống hạnh phúc. Còn giờ đây, đời sống của người dân Nga ra sao, nền kinh tế
nước Nga đang suy thoái như thế nào, điều đó chắc tác giả Bức thư biết rất rõ.
Cho nên, nếu tác giả Bức thư định khuyên các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam đưa thể chế chính trị thay đổi theo hướng này thì đây chắc chắn là lời sui
dại. Nếu các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đưa đất nước theo thể chế
chính trị theo mô hình của các nước Đông Âu chắc chắn sẽ làm cho đất nước lụn
bại và họ sẽ bị lịch sử dân tộc Việt Nam nguyền rủa, như những kẻ phản quốc. Do
vậy, những “cao kiến” của tác giả Bức
thư “xin hãy giữ yên trong
lòng làm của gia bảo ” chớ nên phổ biến tới công chúng, để rồi rước họa vào
thân.
Kính lễ tiên sinh!
Nhận xét
Đăng nhận xét