Bùi Tín và tư cách trong “ Tâm thư kính gửi 3 triệu đảng viên Đảng cộng sản”

Đã có ý định đàm đạo với Bùi Tín ở một số vấn đề ông ta đặt ra và gửi về nước thời gian qua, nhưng chưa thực hiện. Bởi vì những luận điểm hay thư này, tâm thư khác trên trang mạng cũng chẳng có gì đáng bàn về mặt khoa học cũng như đạo lý sống, nhân cách con người Việt Nam. Nhưng với “ Tâm thư kính gửi 3 triệu đảng viên Đảng Cộng sản” thì cũng đành có vài ý về ông và tư cách của ông ta.
Với trình độ lý luận và  sự hiểu biết thì Bùi Tín quá rõ ở phương Đông và cụ thể ở Việt Nam có phương ngôn: “ danh chính, ngôn thuận”. Nói và làm gì đều phải “ chính danh” mới “thuận”. Danh chính thì ngôn thuận; ngôn thuận thì luận bàn mới thông; luận bàn thông suốt thì việc mới thành. Danh không chính thì ngôn không thuận. Tức là không chính danh thì làm sao có thể nghe được, luận bàn được và thành công được. Đằng này, Bùi Tín lại không có cái gì được gọi là “chính danh – danh chính” lúc này thì càng không có tư cách đưa ra ngôn từ, thư gửi hay tâm thư ngỏ,v.v. để cho người khác đáng luận bàn, chứ chưa nói đến cái khác.
Việc thành danh hay không thành danh cũng như thành danh do ai và mất danh như thế nào là vấn đề luôn đặt ra khi xem xét, đánh giá một con người trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong chiến tranh toàn dân tộc, trong đó có cả những sinh viên, nhà trí thức “ tạm gác bút nghiên lên đường tranh đấu”; “ xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước…”  thì Bùi Tín được Đảng, Nhà nước, nhân dân ưu tiên cho ăn học và thành danh. Song, trong lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tập trung trí tuệ, sức lực vào xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì Bùi Tín đã đứng về phía bên kia chiến tuyến hệ tư tưởng chống phá, ngăn cản sự nghiệp cánh mạng. Đặc biệt khi, tất cả các đảng viên đang tập trung cho thực hiện thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thì ông lại gửi tâm thư này, thư ngỏ khác chia rẽ đoàn kết, chống phá Đảng. Chỉ cần thế thôi cũng cho thấy Bùi Tín là ai, danh nghĩa gì mà đưa ra ngôn từ để luận bàn, yêu cầu. Ông cũng nên có một chút “ liêm sỉ” để lấy một cái gì đó cho thanh thản trong lương tâm mà sống đoạn cuối đời. Đúng là “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” như câu phương ngôn của dân tộc ta. Ông suy nghĩ thế nào mà trở bàn tay, phản bội Đảng, chống lại Nhà nước, nhân dân đã cho ông cái danh cao quý và rồi lại bán danh một cách rẻ mạt cho các thế lực thù địch để kiếm sống ở phương Tây. Phương ngôn Việt Nam còn có câu: “ Đánh đĩ mười phương cũng để một phương lấy chồng”. Đằng này, Bùi Tín không để lại một kẽ hở của một phương cụ thể nào để mà sống thì thật là vô liêm sỉ và hết chỗ nói. Với ông chẳng qua chỉ là “ con đĩ chính trị” cho các thế lực phản động hiện  nay. 
          Cũng không cần phải bận tâm lắm về những ngôn từ trong Tâm thư của Bùi Tín, vì còn bao công việc cho các vấn đề khác phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chỉ cần hiểu Bùi Tín qua tư cách của ông ta như vậy cũng đủ để chúng ta nhận ra cái chân tướng “ gót chân Asin” của một kẻ phản bội, phản động và thiếu nhân cách. Dù trong ngôn ngữ có biểu lộ về sự tâm huyết như thế nào thì cũng không thể đánh lừa được cả một người bình dị, thông thường nhất, nhưng có lương tâm hiện nay. Ấy thế mà cũng lai nhai, đỉa đói, loanh quanh với mấy luận điệu chống phá  được che đậy bằng cái này, cáy khác. Cái hiểu biết của Bùi Tín về khoa học; về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin của ông ta, nhưng lại trượt dài đến phản động, phản bội thì lịch sử còn nguyền rủa ngàn năm, chứ không phải chỉ nguyền rủa ở ngày hôm nay.

          Bùi Tín hãy nhìn về lịch sử dân tộc, đạo lý sống con người Việt Nam và thực tế những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng để thức tỉnh lương tâm, tự hoàn lương may chăng còn cứu vớt được một chút danh dự, nhân cách. Còn vẫn cứ dai dẳng, đỉa đói “ ếch kêu bờ cừ” thì may chăng chỉ có một vài kẻ dạng la lá như ông tung hô, tán tụng. Còn với những người dù hiểu biết thấp hơn ông, nhưng có lương tâm thì làm sao có thể chấp nhận được./.
                                                                                                          Thanh Thảo

Nhận xét