NGHĨ MÀ HÀI


Thường dân văn nghệ sỹ họ không có chính kiến, hôm nay họ có thể chửi cộng sản như hát nhưng ngày mai họ quay lại tưng bốc kiếm ăn là chuyện bình thường. Nếu một con sâu đổi màu để thích nghi với môi trường ntn thì dân văn nghệ sỹ cũng giống như vậy...
Khánh Ly một nghệ sỹ già nua ở hải ngoại từng tuyên bố chắc nịch " Tôi sẽ về khi cộng sản không còn trên quê hương". Ngày đó mỗi lần lên sân khấu hát với giọng u ám trầm uất, bà ta làm ra vẻ bộ mặt hận cộng sản tận xương tủy Nhưng cuối cùng khi lượng show diễn ở hải ngoại không còn kiếm ra tiền, ngay lập tức bà ta ngừng chống cộng, quay trở về đất nước lưu diễn, với vẻ mặt nức nở nước mắt như một người con xa quê lâu ngày về cố hương.
Hay Bằng Kiều, Thu Phương một thời từng hò hét chống phá chế độ. Thậm chí còn xẻ bỏ lá cờ đỏ sao vàng để chứng minh với dân chống cộng ta đây là " Người quốc gia". Nhưng rút cuộc thì cũng trở về để kiếm ăn mà thôi.
Quay trở lại với Nghệ Sỹ Chiều Xuân hóa trang vào vai Lệ Xuân. Quyền ăn mặc ntn là quyền của mỗi nghệ sỹ không ai cấm, nhưng việc đem hình ảnh bà ta như một Trần Lệ Xuân lên báo xem đó là vẻ đẹp điều không nên làm. Hơn nữa Chiều Xuân là NSUT thì lại càng không nên. Trần Lệ Xuân là người ntn chắc chúng ta ko cần phải viết ra tiểu sử, nhưng những gì bà ta thời kỳ cùng chồng, gia đình chồng cai quản ở miền nam đã gây nên tang tóc cho bao nhiêu chiến sỹ cách mạng tù đày. Biến cố Phật giáo 1963 vai trò của bà ta không nhỏ.
Vậy nên đem một hình tượng, từng là tội đồ của dân tộc lên báo ca ngợi là vẻ đẹp nét áo dài thì nó vừa phản cảm thậm chí bắn đại bác vào quả khứ của dân tộc. Đáng ra những mẫu người như Trần Lệ Xuân cần phải chôn vùi vĩnh viễn và không cần nhắc tới.
Bộ Quân Phục nước Đức quốc xã không ai chê nó xấu hết, nhưng người ta cấm tôn vinh những biểu tượng như vậy. Vì nó gắn liền với một thời kỳ đen tối của các nước bị Đức Quốc Xã xâm chiếm.
-LN-

Nhận xét